Trang chủ / Ngành / Ngành Quản lý Nhà nước

Ngành Quản lý nhà nước

Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn các khái niệm, nguyên tắc, nội dung,… đã được học trên lớp, đồng thời trang bị thêm kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể nắm bắt, đánh giá, vận dụng những kiến thức lý luận để giải quyết vấn đề đặt ra từ thực tế ở cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác sau khi ra trường

1. Mục tiêu chung

– Chương trình đào tạo ngành QLNN cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý, những kiến thức chuyên sâu về Quản lý hành chính Nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội; cung cấp một số kỹ năng cơ bản trong thực thi nhiệm vụ giúp người học có khả năng thực hiện được các công việc Quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.
– Tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân Quản lý nhà nước đáp ứng các mục tiêu sau:Trung thành với Đảng, nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật;trở thành những cán bộ, công chức chuyên nghiệp, sáng tạo và không ngừng đổi mới, hiểu biết xã hội, thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

2. Nội dung chương trình đào tạo của ngành QLNN

Các yêu cầu về nội dung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề trong Quản lý nhà nước, yêu cầu về thái độ và vị trí công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp, chương trình đào tạo đại học Quản lý nhà nước tại Trường Đại học Kinh Bắc được quy định như sau:

2.1. Về kiến thức

a. Kiến thức cơ bản

– Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị
– Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
– Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

b. Kiến thức cơ sở ngành

– Kiến thức về khoa học quản lý
– Kiến thức về khoa học pháp lý
– Kiến thức về Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
– Kiến thức về một số nghiệp vụ hành chính

c. Kiến thức chuyên ngành

– Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công
– Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước
– Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công
– Kiến thức chuyên ngành quản ly về kinh tế
– Kiến thức chuyên ngành quản ly tài chính công
– Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc
– Kiến thức chuyên ngành về thanh tra nhà nước.

d. Kiến thức nghiệp vụ

– Kiến thức về tin học văn phòng
– Kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành
– Kiến thức về nghiệp vụ hành chính

2.2. Về kỹ năng

a. Kỹ năng cứng

– Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự.
– Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính.
– Tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách. Quản l‎ý‎, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan.
– Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
– Phân tích chính sách, hoạch định được chính sách công trong các ngành và lĩnh vực cụ thể.
– Giải quyết các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cơ bản như: tư pháp, xây dựng, đất đai, chứng thực,…
– Có khả năng nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.

b. Kỹ năng mềm

– Kỹ năng phân tích, khảo sát vấn đề về Quản lý hành chính.
– Kỹ năng giải quyết những vấn đề đặt ra đối với Quản lý hành chính Nhà nước.
– Kỹ năng làm việc nhóm: điều hành, phân công, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.
– Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ quan hành chính.
– Kỹ năng thuyết trình
– Kỹ năng quản lý thời gian có hiệu quả
– Kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ: lắng nghe, thuyết phục, đàm phán, các nghi thức giao tiếp hành chính…
– Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản lý
– Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp
– Kỹ năng soạn thảo văn bản
– Sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint), các phần mềm chuyên dụng thuộc ngành đào tạo.
– Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

3. Phương pháp đào tạo

– Áp dụng các phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm, khuyến khích người học tham gia vào quá trình dạy học, tự mình khám phá tri thức. Ví dụ: Phương pháp Hỏi – Đáp, Làm việc nhóm, Sàng lọc, Đóng vai, Nêu y kiến ghi lên bảng, Tình huống, Hội thảo,v,v…
– Học thông qua trải nghiệm thực tế, gắn ly thuyết với thực hành. Trong thời gian học tại trường, sinh viên được đến kiến tập, thực tập tại các cơ quan Hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế….

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành học QLNN

Quản lý nhà nước là một nghề đặc biệt trong xã hội. Đây là công việc dựa trên sử dụng quyền lực công để điều hành, quản lý các hành vi của tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhằm đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, theo các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. Do sử dụng quyền lực công nên phạm vi tác động và đối tượng tác động rộng, nên hoạt động này có ảnh hưởng lớn trong xã hội và vì thế những người làm nghề này có địa vị quan trọng trong xã hội.
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này khi ra trường như thế nào?
Cơ hội việc làm của ngành này rất rộng, sau khi tốt nghiệp:
– Sinh viên có thể đảm nhận công việc của chuyên viên trong các cơ quan hành chính hoặc có cơ hội tìm những công việc liên quan tới quản trị trong các tổ chức kinh tế – xã hội cả ở khu vực công và khu vực tư. Theo số liệu thống kê, có tới hơn 90% số sinh viên tốt nghiệp ngành này ở Học viện Hành chính quốc gia có việc làm và thu nhập rất ổn định ở các vị trí cốt cán trong xã hội.
– Sinh viên có cơ hội thành đạt và thăng tiến trong con đường chức nghiệp
– Sinh viên có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí lãnh đạo, quản lý, chuyên viên hành chính các khu vực công và khu vực tư.
– Nghiên cứu viên về khoa học hành chính, khoa học quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước.
– Làm công tác giảng dạy về khoa học Hành chính, khoa học quản lý tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
– Có cơ hội học tập, nâng cao ở bậc sau đại học chuyên ngành quản l‎ý công trong và ngoài nước.

5. Tuyển sinh chuyên ngành QLNN cấp bằng chính quy

– Đại học chính quy ngành QLNN.Đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp PTTH và tương đương.Thời gian học 4 năm.
– Đại học liên thông chính quy ngành QLNN. Đối tượng là sinh viên tốt nghiệp trung cấp chính quy, cao đẳng chính quy, trung cấp nghề, cao đẳng nghề theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Thời gian học 2 năm.

Mã ngành

7310205

Thời gian học

04 năm

Tổ hợp môn xét tuyển

A00, A01, D01,C00

Học phí

500.000 đồng/1 tín chỉ

Ký túc xá

150.000/tháng

Đăng ký xét tuyển